Học hết cấp 3, học xong THPT chọn con đường đi tiếp như thế nào?

Học hết cấp 3, kết thúc thời gian học THPT, con đường đi tiếp của các em học sinh sẽ là học nghề! Những bước chân trên con đường học nghề sẽ là hành trang hết sức cần thiết để định hình tương lai sau này của mỗi học sinh! Vì vậy, các em học sinh cần chọn đúng nghề mình yêu thích và chọn đúng trường để học tập!

Đầu tiên, phải chọn đúng nghề mình yêu thích sau khi học hết cấp 3

Trước khi bàn tới chuyện có những con đường học nghề nào sau khi học hết cấp 3, mỗi em học sinh cần phải xác định được ngành nghề mình yêu thích trước! Điều này là điều quan trọng bậc nhất khi kết thúc quá trình học văn hóa phổ thông!

Học văn hóa phổ thông và học nghề là hoàn toàn khác nhau!

Học nghề hoàn toàn khác học văn hóa phổ thông. Một lớp học văn hóa phổ thông có sĩ số đông lắm có thể lên tới 60 học sinh một lớp. Nhưng mỗi lớp vẫn có giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn quan tâm sát sao đến việc học, đến sự tiếp thu kiến thức của từng học sinh. Điều này giúp không có học sinh nào bị tụt lại quá xa so với mặt bằng chung.

Nhưng học hết cấp 3, đi học nghề lại là một câu chuyện hoàn toàn khác! Một giảng đường ở bậc Cao đẳng, Đại học có thể lên tới hơn trăm sinh viên. Đặc biệt là với những môn học chung mà ngành nào cũng học như: chính trị, luật đại cương…

Với số lượng hàng trăm sinh viên như vậy, không một giáo viên nào có thể để ý, chỉ bảo sát sao cho từng sinh viên như khi học văn hóa phổ thông được. Thậm chí, các bạn sinh viên có nghỉ học, điểm kém thì giáo viên cũng không quan tâm!

học hết cấp 3 học xong THPT chọn con đường đi tiếp như thế nào ảnh 1 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Với một giảng đường đông như thế này khi đi học nghề, bạn sẽ không thể hy vọng giảng viên có thể quan tâm sát sao tới việc học như khi học THPT được!

Học nghề lúc các bạn học sinh phải xây dựng cho mình ý chí tự học, tự nghiên cứu mọi vấn đề! Các thầy cô sẽ chỉ giúp đỡ bạn khi bạn hỏi mà thôi!

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 bậc học đó chính là ý thức tự giác học tập của học sinh! Không xây dựng được tinh thần tự học, các bạn học sinh khi mới học nghề sẽ dễ dàng bị hụt hẫng, cảm thấy chán nản trong việc học và dễ bị đi chệch hướng sang những mục tiêu hoàn toàn sai khác như thực trạng dành quá nhiều thời gian đi làm thêm!

» Có thể bạn quan tâm: Vì sao học sinh không nên bỏ học đi làm sớm?

Học nghề phải xây dựng được ý thức tự học – Từ việc đầu tiên là chọn ngành nghề mình yêu thích!

Học hết cấp 3, nếu chọn một nghề mà bản thân không có hứng thú, chọn nghề theo số đông, chọn nghề theo mong muốn, theo lời khuyên của người khác… liệu bạn có hứng thú trong việc học hay không? Liệu khi gặp phải những khó khăn trong quá trình học, bạn có thể vượt qua hay không?

Chưa nói đâu xa, khó khăn đầu tiên mà các bạn học sinh khi học nghề sẽ phải đối diện là ít nhất 1 năm học các môn chung. Đó là Chính trị, là Nguyên lý Mác – Lênin, là Đường lối cách mạng của Đảng, là Toán cao cấp… Nghe thôi đã thấy có chút chán rồi. Học nghề sao lại học những cái này? Vì chương trình học có thì phải học thôi!

Nhưng không hiểu học làm gì sẽ thấy chán. Chán sẽ không muốn học. Chỉ muốn đủ điểm để qua môn thôi. Một hai môn thì không sao. Nhưng tận 1 năm học như vậy thì thực sự nếu không có quyết tâm, không có ý thức tự giác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giai đoạn học sau này – giai đoạn học các môn chuyên ngành!

học hết cấp 3 học xong THPT chọn con đường đi tiếp như thế nào ảnh 2 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Tại sao bạn lại dành nhiều thời gian để chơi một vài trò chơi trên điện thoại hay máy tính? Bạn THÍCH chúng! – CHỌN ĐÚNG NGHỀ CŨNG LÀ VÌ LÝ DO NÀY THÔI!

Nói đơn giản hơn đi, các bạn hãy nhìn những trò chơi trên điện thoại hay máy tính của mình. Các bạn có thích thì mới dành thời gian chơi những trò đó, mới tìm cách làm hết nhiệm vụ này tới nhiệm vụ khác… Còn nếu đã không thích thì chưa cần nói tới việc chơi, chỉ việc tải về máy thôi các bạn cũng đã không làm rồi! Có đúng không?

Niềm đam mê với nghề khi học nghề cũng giống như vậy thôi! Các em học sinh cần tự tìm hiểu và xác định được cho mình ngành nghề mình yêu thích. Muộn nhất là học hết cấp 3 là phải biết được mình thích những nghề nào rồi! Chính những đam mê đó sẽ là động lực giúp các em vượt qua mọi thử thách từ nhỏ đến lớn trong quãng thời học nghề và đi làm sau này!

» Tham khảo: 7 bước chọn nghề phù hợp với bản thân

Những con đường học nghề sau khi học hết cấp 3

Chọn được nghề mình yêu thích rồi mới chọn trường!

Có thể các bạn thích nhiều nghề. Không sao cả! Điều đó rất tốt! Điều quan trọng là đó là nghề bạn muốn học mà thôi!

Việc học nghề sẽ đi suốt theo mỗi người suốt cuộc đời. Không cứ phải là ngồi trên ghế nhà trường mới là học, khi đi làm bạn sẽ học được rất nhiều thứ mà không được dạy ở trường. Đó là những kỹ năng sống, những mẹo giải quyết công việc mà bạn phải học hỏi từ người đi trước hoặc tự đúc kết kinh nghiệm bản thân.

Tuy nhiên, trước khi đi làm, ai cũng sẽ trải qua quãng thời gian học tập ở một trường nào đó. Các bạn học sinh học hết cấp 3 nên hiểu đúng về học nghề. Học Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì cũng đều là học nghề! Những hướng đi khác nhau nhưng có chung một đích đến là đào tạo nghề cho sinh viên sau khi ra trường!

học hết cấp 3 học xong THPT chọn con đường đi tiếp như thế nào ảnh 5 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
3 hướng đi chính khi bước chân tới ngưỡng cửa học nghề! Chọn thế nào cho tốt?

Nhưng 3 hướng đi trên thì lại có rất nhiều trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng và nhiều trường Trung cấp! Mỗi một trường mới là một con đường học nghề sau khi học hết cấp 3. Vậy là có rất rất rất nhiều con đường ở trước mặt bạn!

Thế… Chọn con đường học nghề nào bây giờ?

Đầu tiên, hãy nhớ:

Bất kể nghề nghiệp nào bạn chọn, bất kể trường nào bạn chọn, thì mục đích duy nhất của bạn là đi làm, tạo ra giá trị trong công việc và hưởng thành quả công việc của mình trong tương lai!

Hãy quay trở lại ví dụ về trò chơi mà bạn có trên điện thoại hay máy tính. Chọn trò chơi mình thích giống như chọn nghề. Nhưng bạn sẽ cần một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính tốt để chơi trò chơi đó mượt mà nhất, hình ảnh đẹp nhất, đúng không?

Và chọn trường đào tạo nghề mình thích cũng giống như chọn một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính phù hợp với trò chơi đó vậy!

Nếu bạn tìm hiểu một chút thôi thì bạn sẽ thấy phần lớn các trường dù ở hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì cũng đều có các ngành đào tạo giống nhau! Có những trường mà ngành đào tạo giống hệt nhau. Nhưng cũng có trường có thêm ngành đào tạo riêng!

Bước 1: Hãy bỏ qua suy nghĩ về Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mà tìm hiểu và liệt kê ra trước những trường đào tạo tốt nhất ngành mà mình thích!

Tại sao cần phải bỏ qua suy nghĩ kia trong bước đầu tiên này? Các em học sinh học hết cấp 3, các bậc phụ huynh có thấy số lượng các trường đào tạo nghề, đặc biệt là số lượng các trường Đại học rất nhiều không? Việc học Đại học đang trở nên đại trà, số lượng trường nhiều trong khi chất lượng đào tạo không được đảm bảo!

Đại học, Cao đẳng, Trung cấp là chìa khóa, là những cây cầu đưa bạn tới thành công. Bạn cần chọn một chiếc chìa khóa tốt, một cây cầu vững chắc chứ không nên chọn theo vẻ bề ngoài đẹp đẽ bóng loáng mà không xem xét kỹ bên trong ra sao!

“Sinh viên Đại học thất nghiệp”, “Tỉ lệ thất nghiệp sau Đại học cao”, “Cử nhân quay lại Trung cấp để học”… Chắc chắc các em học sinh học hết cấp 3 và các bậc phụ huynh khi tìm hiểu cũng ít nhiều nghe về những vấn đề này. Khi chất lượng đào tạo không được đảm bảo thì kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên sẽ yếu và kém.

vì sao không nên bỏ học đi làm sớm ảnh 5 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Đừng chọn đại một trường mà không tìm hiểu kỹ chất lượng đào tạo! Cánh cửa thất nghiệp rất có thể sẽ chờ bạn ở cuối con đường học tập đó!

Trong thời đại hội nhập, các doanh nghiệp đã không còn đề cao bằng cấp của ứng viên như xưa nữa. Họ cần người có tay nghề vững vàng, có thể làm việc ngay chứ không phải bằng cấp! Có bằng mà không làm được việc thì cũng chả nơi nào nhận!

Đó chính là lý do mà các bạn nên tìm hiểu kỹ và liệt kê các trường tốt có đào tạo ngành mà mình yêu thích, bất kể đó là trường Đại học, Cao đẳng, hay Trung cấp. Học tại một trường Trung cấp chất lượng và có kỹ năng nghề nghiệp tốt sau khi ra trường còn hơn là học một trường Đại học không uy tín nào đó để rồi kỹ năng tay nghề không đâu vào đâu!

Bước 2: Lựa chọn trường phù hợp với năng lực học tập của bản thân!

Với danh sách các trường đã liệt kê ở bước 1, các em học sinh học hết cấp 3 hãy tìm hiểu xem từng trường tuyển sinh như thế nào. Thi tuyển hay xét tuyển? Mỗi trường có những hình thức tuyển sinh nào? Đánh dấu những hình thức tuyển sinh mà mình có thể tham gia được!

Những trường tốt thì thường kỳ thi tuyển sinh sẽ có tỉ lệ chọi cao. Các em học sinh học hết cấp 3 cần chủ động tìm hiểu điểm xét tuyển của các trường những năm trước đồng thời tham khảo đề thi tuyển những năm tương ứng để có được sự đánh giá sát nhất về khả năng thi đỗ vào trường dựa trên năng lực của mình!

học hết cấp 3 học xong THPT chọn con đường đi tiếp như thế nào ảnh 3 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Không phải ai học cũng giỏi. Nhưng ai cũng có một năng lực riêng của bản thân! Chọn trường bạn cũng cần dựa trên điều này nữa!

Tiếp theo, các bạn nên xem điểm xét tuyển vào ngành mình yêu thích của trường đó là bao nhiêu! Mỗi ngành đào tạo sẽ có điểm chuẩn riêng. Và cũng đừng nên quên xem điểm sàn vào trường đó. Một số trường cho phép bạn đổi ngành đào tạo sau khi đủ điểm sàn vào trường. Dĩ nhiên, bạn sẽ học ở một chương trình có mức học phí có thể cao hơn bình thường!

Như vậy điều quan trọng trong bước 2 này là nắm rõ tất cả các phương thức tuyển sinh của từng trường và đánh giá khả năng đỗ vào mỗi trường dựa trên năng lực học tập của bản thân! Hãy thoải mái lựa chọn và mạnh dạn gạch tên những trường quá cao so với mình! Vì đây đều là những trường đào tạo tốt  và uy tín nhất ngành đó rồi!

Bước 3: Chọn trường phù hợp với hoàn cảnh gia đình và mục đích cá nhân!

Hoàn cảnh gia đình và mục đích cá nhân cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn trường của các em học sinh. Điển hình nhất là về học phí! Học phí cao cũng gây cản trở tới quyết định lựa chọn trường của các em học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Học phí các trường Đại học thường cao hơn hẳn so với các trường Trung cấp. Chưa kể các khoản phí khác!

Tiếp theo là thời gian đào tạo. Với các bạn học sinh học hết cấp 3, thời gian đào tạo nếu học Cao đẳng, Đại học sẽ là 4-5 năm. Thời gian dài hơn rất nhiều nếu như học Trung cấp, chỉ 1,5 năm. Sự khác biệt lớn về thời gian đào tạo cũng ảnh hưởng tới quyết định chọn trường!

học hết cấp 3 học xong THPT chọn con đường đi tiếp như thế nào ảnh 4 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Nhiều bạn có thể lựa chọn học Trung cấp vì học nhanh hơn, đi làm sớm hơn, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn và khi cần có thể học liên thông lấy bằng Đại học sau này dễ dàng!

Có những em học sinh muốn học nhanh, đi làm, tích lũy kinh nghiệm sớm để phần nào gánh vác kinh tế của gia đình. Hoặc đơn giản là vì các em muốn học càng nhanh càng tốt để đi làm! Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp bây giờ cũng có rất nhiều cơ hội việc làm cho người có bằng Trung cấp, miễn là kỹ năng nghề nghiệp tốt!

Như vậy, với 3 bước trên, hy vọng các em học sinh học hết cấp 3 có thể chọn được cho mình những trường – những con đường học nghề phù hợp với bản thân!

Có nên lựa chọn học trung cấp khi học hết cấp 3?

Chắc chắn trong suy nghĩ của nhiều người, học tập tại một trường Đại học là niềm mong ước của bất cứ ai! Tuy nhiên xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Tiêu chuẩn tuyển dụng của các doanh nghiệp đã khác trước! Bằng cấp giờ không quan trọng nữa! Bạn có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp chỉ yêu cầu bằng Trung cấp trong hồ sơ xin việc. Vậy các nhà tuyển dụng cần gì?

Các doanh nghiệp hiện tay cần người có kỹ năng tay nghề tốt, có khả năng làm việc được ngay chứ không phải là bằng cấp!

Vì thế học trung cấp lại đang được nhiều người lựa chọn hơn, đặc biệt là các em học sinh học hết THCS hay học hết cấp 3. Thậm chí nhiều cử nhân quay lại Trung cấp để học nhằm được củng cố tay nghề hoặc học thêm 1 nghề nữa. Vì hệ Trung cấp lại tập trung vào đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, tăng cường thời lượng thực hành thực tế chứ không nặng về mặt lý thuyết!

Bên cạnh đó, học trung cấp lại học trong thời gian ngắn và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Nếu học hết cấp 3, vào Đại học sinh viên sẽ học 4 năm để ra trường thì học Trung cấp, sinh viên sẽ chỉ mất 1,5 năm để hoàn thành chương trình. Mà khi ra trường cơ hội làm việc là như nhau trong tình hình tuyển dụng hiện nay.

ảnh thực tế sinh viên trung cấp công nghệ thông tin 02 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Học Trung cấp có thời gian đào tạo ngắn hơn và chương trình đào tạo cũng được thực hành nhiều hơn nhờ được giảm bớt khá nhiều môn lý thuyết chung!

Không chỉ vậy, sau khi có bằng Trung cấp và đi làm, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học liên thông lên Đại học với trong thời gian 1 năm rưỡi và vừa học vừa làm. Như vậy, sau khoảng 3 năm bạn không chỉ có trong tay 1 tấm bằng Trung cấp và 1 tấm bằng Đại học mà còn có kinh nghiệm làm việc thực tế hơn 1 năm – điều mà học Đại học không có được.

Đối với những người muốn nâng cao tay nghề để làm việc thì lựa chọn học trung cấp sẽ là 1 hướng đi tốt. Hệ trung cấp cũng đào tạo các ngành giống như các trường Đại học như: Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Luật

» Tham khảo Chương trình Trung cấp Tin học ứng dụng (CNTT) với các kỹ năng được săn đón nhất hiện nay: Digital Marketing, Thiết kế đồ họa, Thiết kế website… tại đây!

Bên cạnh đó, một số trường trung cấp còn đào tạo các ngành Dịch vụ hiện đang rất HOT hiện nay: Nấu ăn, Pha chế, Quản lý nhà hàng… Du lịch phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu tuyển dụng các ngành này tăng rất cao trong những năm gần đây! Đây là những nghề cần có niềm đam mê và tay nghề sẽ quyết định vị trí công việc của bạn! Hơn thế nữa là thu nhập rất hấp dẫn!

ảnh thực tế sinh viên trung cấp nấu ăn 01 trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô
Nấu ăn vẫn là ngành HOT dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì khi dịch bệnh qua đi nhu cầu du lịch của người dân khắp nơi sẽ tăng chóng mặt trở lại!

» Có thể bạn quan tâm: Khóa học Trung cấp Nấu ăn đào tạo tay nghề vững vàng!

Kết lại, để thành công có rất nhiều con đường! Con đường mà số đông đi không phải lúc nào cũng là tốt nhất! Hãy xác định nghề nghiệp cho bản thân bằng sở thích, sự đam mê của chính mình! Nếu bạn sống ở một thành phố có thế mạnh về du lịch, tại sao không học nấu ăn hay pha chế đồ uống? Nơi bạn sống và làm việc cũng là 1 yếu tố để bạn xác định nghề nghiệp của mình! Chúc các bạn học sinh học hết cấp 3 tìm được nghề nghiệp mình yêu thích và thành công trong cuộc sống!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *