Ngành Luật đang dần trở thành ngành đào tạo thu hút các bạn học sinh đăng ký trong vài năm trở lại đây nhờ nhu cầu nhân sự ngành luật của các công ty, doanh nghiệp tăng cao trong quá trình hội nhập phát triển. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem ngành Luật là gì, được học gì và cơ hội việc làm ra sao!
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật là ngành học đào tạo và cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hệ thống pháp luật và các kỹ năng nhận định, xử lý, giải quyết chính xác, khách quan các tình huống, vấn đề gặp phải trong xã hội có liên quan tới luật pháp.
Ngành Luật nói chung sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng bao quát hầu hết các lĩnh vực trong xã hội: Kinh tế, Tài chính, Thương mại, Gia đình… Tuy nhiên ngành học này cũng có những chuyên ngành riêng khác nhau và tuỳ theo mỗi chuyên ngành mà các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng liên quan đến những lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.
Ngành Luật học những môn gì?
Theo học ngành Luật, các bạn sinh viên sẽ được học các kiến thức và được dạy các kỹ năng nhận định, đánh giá, giải quyết vấn đề của hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành đó, sinh viên sẽ được học các môn kiến thức về chính trị, kinh tế và xã hội khác.
Các môn học ngành Luật mỗi trường sẽ khác nhau và cũng tuỳ theo hệ đào tạo mà số lượng môn học cũng sẽ có sự khác biệt để phù hợp với yêu cầu đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên cũng có những môn học mà hầu hết các trường đều có khi đào tạo ngành Luật như:
- Luật dân sự
- Luật hình sự
- Luật tố tụng dân sự
- Luật tố tụng hình sự
- Luật hành chính
- Luật kinh tế
- Luật Hôn nhân và Gia đình
- Luật thương mại
- Luật lao động
- …
Các khối thi và Điểm chuẩn ngành Luật
Tổ hợp các môn thi xét tuyển vào ngành Luật gồm có:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
Ngành Luật còn có các chuyên ngành riêng mà theo đó các bạn sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức pháp lý và kỹ năng chuyên sâu về từng lĩnh vực này:
- Luật hình sự
- Luật dân sự
- Luật hành chính
- Luật thương mại
- Luật quốc tế
- Quản trị – Luật
Về điểm chuẩn, các trường Đại học có đào tạo ngành Luật trong những năm gần đây có mức điểm dao động trong khoảng 16 – 27 điểm tuỳ theo mỗi khối thi THPT Quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thi tuyển, các bạn thí sinh có thể tìm các trường xét tuyển theo học bạ. Điển hình như các trường Trung cấp xét tuyển học bạ tạo ra cơ hội học Luật dễ hơn rất nhiều so với việc phải thi cạnh tranh, đối chọi với những thí sinh khác.
Và nếu bạn có băn khoăn về việc học Trung cấp Luật thì đừng lo, các công ty, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẵn sàng nhận hồ sơ với bằng Trung cấp Luật trở lên. Dĩ nhiên mức lương khởi điểm sẽ thấp hơn một chút nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện điều đó bằng việc học liên thông Đại học sau này. Và học liên thông Đại học bao giờ cũng dễ dàng hơn nhiều so với học Đại học bình thường!
Thậm chí việc xét tuyển học bạ để học Trung cấp rồi học liên thông Đại học để lấy bằng Đại học khi cần đang là một xu hướng của các bạn học sinh hiện nay. Vừa tránh được việc thi tuyển khó khăn, căng thẳng vừa học và lấy bằng dễ dàng hơn!
Chưa kể tới việc từ ngày 1/3/2020 đã không ghi hình thức đào tạo trên bằng Đại học. Quyết định này theo Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành! Như vậy là học liên thông Đại học hay học Chính quy thì bằng Đại học cũng đều hoàn toàn giống hệt nhau!
Cơ hội việc làm của ngành Luật
Ngành Luật khi Tốt nghiệp bạn có thể xin việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau. Tuy vậy, ngành Luật cũng rất cần năng lực thực tế và kinh nghiệm cho mỗi vị trí công việc thay vì là bằng cấp. Đây là lý do tại sao các nhà tuyển dụng sẵn sàng đón nhận ứng viên chỉ cần có bằng Trung cấp Luật nếu như kiến thức và năng lực của họ tốt!
Với sinh viên ngành Luật mới Tốt nghiệp ra trường, các vị trí công việc không cần quá nhiều kinh nghiệm mà chỉ cần kỹ năng và năng lực có thể kể tới như:
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp, cố vấn pháp lý…
- Giáo viên, giảng viên
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật
Sau khi đã tích luỹ được vài năm kinh nghiệm, các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc tốt hơn như:
- Thẩm tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên…
- Luật sư, thẩm phán, thư kí toà án…
Mức lương công việc ngành Luật như thế nào?
Luật sư làm việc tại các văn phòng luật sư sẽ được hưởng lương tuỳ vào việc đóng góp của họ nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Trung bình khoảng như sau:
- Mới ra trường: 4 – 6 triệu đồng/ tháng
- Trên 3 năm kinh nghiệm: Lương trên 10 triệu đồng/ tháng
- Trên 5 năm kinh nghiệm: Lương trên 15 triệu đồng/ tháng
Kiểm sát viên, điều tra viên… chia làm 3 loại:
- Sơ cấp: lương khởi điểm: hệ số 2,34 x 650.000 + phụ cấp 30%
- Trung cấp: lương khởi điểm: hệ số 4,4 x 650.000 + 25% phục cấp
- Cao cấp: lương khởi điểm: hệ số nhân lương tối thiểu và phụ cấp 20%.
Vậy bạn có phù hợp với ngành Luật không?
Không có bất kì tiêu chuẩn nào là chuẩn 100% để xét xem có phù hợp với một ngành học hay không. Vì mọi thứ đều có thể thay đổi theo thời gian và đam mê của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có chút băn khoăn là liệu mình có phù hợp với ngành Luật hay không, bạn hãy thử xem mình có những đặc điểm sau hay không:
- Bạn là người luôn tìm tới sự công bằng, khách quan, trung thực?
- Bạn nhạy bén trong việc tìm kiếm, phân tích, đánh giá và tổng hợp dữ liệu?
- Bạn luôn có bản lĩnh, lập trường vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao?
- Bạn có khả năng diễn đạt tốt, tự tin nói trước đám đông?
- Bạn có trí nhớ tốt, thích đọc sách?
- Bạn thích tìm hiểu, nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau?
- Bạn chăm chỉ, cần cù và có tính nhẫn nại?
Đó là những điều cơ bản bạn cần biết về ngành Luật nhất là với những bạn học sinh cấp 2, cấp 3 đang trong quá trình tìm hiểu ngành nghề phù hợp với bản thân cho tương lai!
Ngành Luật đang ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống, xã hội và kinh tế. Thực tế, nhu cầu nhân lực ngành Luật đang tăng dần theo từng năm. Với chỉ một tấm bằng Trung cấp Luật, bạn hoàn toàn đủ điều kiện nộp hồ sơ xin việc tại bất kỳ công ty hay cơ quan nhà nước nào. Không những thế, bạn hoàn toàn có thể học liên thông ngoài giờ hành chính để có bằng Đại học Luật khi cần để nâng cao mức lương và có thêm cơ hội thăng tiến!
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về ngành Luật – ngành học đang được các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn! Hãy nhớ dù chọn ngành nào, điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê với ngành học đó! Có đam mê trước rồi chọn trường sau! Chúc bạn chọn được đúng ngành học mình yêu thích để đi tới thành công sau này!
Có thể bạn quan tâm: Đăng ký Khóa học Trung cấp Luật Chính quy!