Thứ tự nguyện vọng ảnh hưởng thế nào tới việc trúng tuyển?

Khi đăng ký nguyện vọng, các bạn thí sinh sẽ đăng ký lần lượt từ nguyện vọng đầu tiên. Vậy thứ tự nguyện vọng ảnh hưởng tới việc trúng tuyển như thế nào? Khi nào cần đến sự ưu tiên của thứ tự các nguyện vọng trong xét tuyển Đại học?

Các trường lấy thí dựa trên điểm thi và điểm chuẩn chứ không phải thứ tự đăng ký nguyện vọng

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đồng thời với xét tuyển Đại học năm nay, thí sinh được đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn. Trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất. Sau khi trúng tuyến vào nguyện vọng 1, các nguyện vọng tiếp theo sẽ không được xét tuyển nữa.

Tuy nhiên, vẫn nhiều thí sinh thắc mắc: “Nếu đã đăng ký vào trường A ở nguyện vọng 1 sẽ được ưu tiên vào trường hơn so với thí sinh khác cũng đăng ký vào trường A nhưng ở nguyện vọng 2,3,4… hay không?”

Câu trả lời là KHÔNG. Các trường sẽ chỉ quan tâm tới điểm số của thí sinh. Thí sinh cao điểm hơn sẽ trúng tuyển vào trường trước. Chứ không liên quan tới thứ tự đăng ký nguyện vọng.

 

Thứ tự nguyện vọng ảnh hưởng thế nào tới việc trúng tuyển? ảnh 1 kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021

Ví dụ: thí sinh A và B và C cùng đăng ký vào 1 ngành, 1 trường lấy điểm chuẩn là 22 điểm. Trong đó:

  • A đạt 22,5 điểm, đăng ký nguyện vọng 2
  • B đạt 21,5 điểm, đăng ký ở nguyện vọng 1
  • C đạt 24 điểm, đăng ký nguyện vọng 3

Lúc này, dựa theo điểm thi và điểm chuẩn, cả A và C sẽ đỗ vào trường còn B thì không. Và khi trường xét tuyển, thí sinh C vẫn nằm trên so với thí sinh A vì điểm cao hơn, cho dù thí sinh A đăng ký nguyện vọng 2.

Dù thí sinh B đăng ký nguyện vọng 1 nhưng điểm thấp hơn thí sinh A dù A chỉ đăng ký nguyện vọng 2, thì khi A trượt nguyện vọng 1 vẫn đẩy B xuống dưới và xếp trên ở ưu tiên trúng tuyển. Tương tự với tất cả các trường hợp khác và theo nguyên tắc ai có điểm cao hơn thì được. Việc này hệ thống phần mềm xét tuyển của Bộ GD-ĐT sẽ tự gạt dần và điều chỉnh

Theo ông Trần Văn Nghĩa – Cục phó Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT)

Như vậy, thứ tự đăng ký nguyện vọng ko có ý nghĩa ưu tiên nào giữa các bạn thí sinh khác nhau khi cùng đăng ký vào 1 ngành của 1 trường.

Trường hợp sử dụng tới thứ tự đăng ký nguyện vọng để xét tuyển

Các tiêu chí phụ, trong đó có thể có thứ tự nguyện vọng sẽ được dùng tới khi các thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách trúng tuyển thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ. Tiêu chí này được quy định trong đề án riêng của mỗi trường. Tiêu chí phụ có thể là thứ tự nguyện vọng, điểm môn Toán, điểm môn Anh, kết quả học tập bậc THPT…

Ví dụ: 

  • ĐH Ngân hàng TP.HCM quy định nguyên tắc xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau trong cùng ngành/nhóm ngành xét tuyển, Trường ưu tiên xét tuyển thí sinh có nguyện vọng cao hơn (điều kiện phụ).
  • Học viện Tài chính: Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ của Học viện, đó là thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển. Nếu sau khi xét đến tiêu chí phụ mà vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn. Trường hợp chưa đủ chỉ tiêu thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Học viện quyết định tuyển đợt kế tiếp.

=> Xem thêm: Tham khảo chương trình Học Trung cấp Chính quy cho học sinh đã học hết lớp 12 với thời gian đào tạo 1,5 năm cùng 7 ngành đào tạo đa dạng tại đây!

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *