Các bạn thí sinh đã phân biệt được thế nào là điểm sàn điểm chuẩn chưa? Điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau như thế nào? Hãy cũng tìm hiểu để không nhầm lẫn nhé!
Điểm sàn là gì?
Điểm sàn là mức điểm ngưỡng chất lượng đầu vào, là ngưỡng tối thiểu mà các trường Đại học/ Cao đẳng lấy làm cơ sở để tiến hành tuyển sinh.
Vì thế, các trường sẽ không được phép tuyển sinh các bạn thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm sàn này!
Điểm chuẩn là điểm gì?
Điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (có nghĩa là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng).Điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm thi của mình.
Dựa trên điểm chuẩn, các thí sinh sẽ biết được mình đỗ hay trượt. Từ đó xem xét để đăng ký xét tuyển các nguyện vọng khác hay không.
Ngưỡng xét tuyển là gì?
Ngưỡng xét tuyển là mức điểm các Trường Đại học, Cao đẳng sẽ công bố. Đây là mức điểm làm cơ sở để thí sinh biết mình có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào trường hay không. Từ đó quyết định thay đổi nguyện vọng hay không.
Theo đó, ngưỡng điểm xét tuyển sẽ luôn lớn hơn hoặc có thể bằng với mức điểm sàn. Ví dụ ngưỡng xét tuyển một trường đưa ra là 16, tức là thí sinh có mức điểm dưới 16 thì không được xét tuyển vào trường.
Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?
Thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2 và 3. Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và điểm thi của thí sinh.
Từ mức điểm sàn đã được quy định, điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn. Đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.
Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành.
Như vậy, điểm sàn coi như điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển là điều kiện đủ. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn.
Ví dụ:
Trường ĐH A nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển với mức từ 17 điểm trở lên nhưng chỉ có những thí sinh đạt 19 điểm mới thuộc diện trúng tuyển. Vì tại mức 19 điểm trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao, còn mức 17 điểm thì số lượng đã vượt quá nhiều so với chỉ tiêu.
Do đó, nếu không trúng tuyển vào trường ĐH này nhưng điểm của bạn cao hơn điểm sàn và cao hơn hoặc bằng điểm của trường còn chỉ tiêu xét tuyển NV2 bạn mới đủ điều kiện nộp hồ sơ. NV3 dành cho những thí sinh không trúng tuyển NV2 nộp hồ sơ vào những trường đã tuyển NV2 nhưng còn thiếu chỉ tiêu.
Ảnh hưởng của điểm chuẩn và điểm sàn đối với thí sinh
Trường hợp nếu điểm thi của thí sinh thấp hơn mức điểm chuẩn vào trường: khi đó chắc chắn các bạn sẽ không trúng tuyển vào trường. Khi đó hướng tốt nhất là các thí sinh sẽ phải nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành nghề khác.
Lúc này các thí sinh cần phải lưu ý đến điểm sàn, trường hợp điểm thấp hơn điểm sàn Đại học, thì chắc chắn một điều là các bạn không thể nộp tuyển vào hệ Đại học. Nếu như điển số của thí sinh trên điểm thi Đại học, khi đó các bạn sẽ có cơ hội để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ Đại học. Hình thức xét tuyển này được áp dụng tương đường với hệ Cao đẳng.
Về nguyên tắc xác định điểm sàn phải đảm bảo được tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng phải đạt đủ chỉ tiêu cũng như kết quả tuyển không được quá thấp để đảm bảo được chất lượng đầu vào. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng sẽ cân nhắc về số lượng thí sinh trên mức điểm sàn có sự cân đối giữa những loại hình trường đào tạo và giữa những khu vực khác nhau.
Thực hiện theo những nguyên tắc điểm chuẩn, điểm sàn thường thì mức điểm được xác định sao cho phù hợp với nguồn tuyển trung bình ở 4 khối A; B; C; D khoảng ở mức 200%. Đồng nghĩa với việc số thí sinh trên điểm sàn gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Hy vọng tất cả cả những thông tin cung cấp trên đã giúp các thí sinh hiểu được điểm sàn là điểm gì. Trước khi đăng ký ngành và trường đào tạo các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có thể hãy tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước để đưa ra được quyết định đúng đắn.
»»» Xem thêm:
- Thí sinh tự do có được xét học bạ vào Đại học năm 2022 không?
- Tìm hiểu 6 kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh Đại học năm 2022
- Chương trình Học Trung cấp Chính quy cho học sinh đã học hết lớp 12 với thời gian đào tạo 1,5 năm cùng 7 ngành đào tạo đa dạng!
Tổng hợp từ nhiều nguồn