Ngành Luật được đánh giá là một ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp lớn không hề thua kém những ngành HOT như Công nghệ thông tin, Kế toán hay Nấu ăn… Hãy cùng tìm hiểu bạn sẽ học gì và được đào tạo gì khi đăng ký học Luật!
Chọn ngành nghề phù hợp với bản thân không phải là chuyện đơn giản. Trước khi bắt đầu bước chân trên con đường học nghề, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ càng để tìm ra ngành nghề mình thích! Chọn đúng ngành sẽ giúp bạn luôn có động lực để vượt qua mọi thử thách tiến tới thành công! Ngành Luật trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu học Luật! Ngành Luật không chỉ được các bạn học sinh THCS, THPT lựa chọn mà ngay cả những người đang đi làm cũng chọn học văn bằng 2 Luật ngắn hạn để tìm kiếm một công việc mới hoặc cơ hội thăng tiến!
Vậy nếu bạn quyết định đi trên con đường mang tên “ngành Luật”, bạn sẽ cần tìm hiểu những gì mình sẽ phải đối mặt phía trước, cách tận dụng hết khả năng, kinh nghiệm của bản thân vào việc học và làm việc sau này. Hay nói một cách đơn giản, bạn cần định hình về ngành Luật!
Trong bài này, hãy cùng lướt qua một vài điều hữu ích khác giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này:
Trường dạy Luật dạy bạn cách trở thành một sinh viên ngành Luật
Học Luật, các bạn hãy nhớ rằng giảng đường chỉ là nơi khởi đầu, là nơi nuôi dưỡng, đào tạo kỹ năng và kiến thức trước khi bước ra xã hội. Ngành Luật có lượng tài liệu đồ sộ với những bộ luật dày cộp và bạn sẽ được dạy cách tra cứu, tìm thông tin mình cần nhanh và chính xác để làm việc hiệu quả. Đối với các kỹ năng, việc đào tạo tại trường giống như bạn được vẽ ra một dàn ý cho bài văn, bạn sẽ nắm được từng bước phải làm để giải quyết vấn đề. Còn việc hoàn chỉnh “bài văn” như thế nào phụ thuộc vào năng lực, phương pháp riêng của bạn!
Sau khi hoàn thành những môn học chung, chuyển sang học các môn chuyên ngành, bạn sẽ bắt đầu tích lũy kiến thức và kỹ năng. Các thầy cô dạy Luật luôn sử dụng những tình huống thực tế để giảng dạy. Vì thế hãy mạnh dạn nêu ý kiến, tham gia xử lý các tình huống để có được những kinh nghiệm thực tế! Và nếu trong quãng thời gian học tại trường có gặp những khó khăn, đừng vội chán nản. Mọi thứ mới chỉ ở giai đoạn đầu và bạn còn cả một quãng thời gian dài để khám phá!
Những câu hỏi cần biết câu trả lời khi học ngành Luật
Khi tìm hiểu về một ngành học, sẽ có vô vàn câu hỏi xung quanh ngành nghề đó. Ngành Luật cũng như vậy, dưới đây là những câu hỏi mà bạn cần biết rõ câu trả lời để có một định hình đúng trước khi đăng ký học:
- Bạn có thích học Luật không?
- Bạn có tự tin bản thân có những kỹ năng mà ngành Luật yêu cầu không?
- Học Luật có giúp bạn tìm thấy con đường đi của riêng mình? Hay bạn đã nhìn thấy sự thành công của một người trong ngành Luật nên biết đây là một ngành triển vọng cho cơ hội nghề nghiệp?
- Ngành Luật là gì?
- Tại sao bạn muốn đầu tư thời gian và tiền bạc để học Luật?
- Cơ hội phát triển, cơ hội việc làm ngành Luật trong ít nhất 4-5 năm tới thế nào?
- Tấm bằng Luật trong tay có giúp bạn có một công việc tốt trong nền kinh tế hiện nay không?
Tự xây dựng phương pháp học tập cho riêng mình!
Học nghề là hoàn toàn khác biệt với học văn hóa phổ thông. Nếu như học văn hóa phổ thông các thầy cô giáo quan tâm và sát sao tới việc học tập của bạn thì học nghề lại ngược lại. Bạn phải xây dựng cho bản thân ý thức tự học!
Đối với ngành Luật, bạn càng phải có ý thức tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu cao! Ví dụ, bạn sẽ dần quen với việc dành nhiều thời gian hơn trên thư viện hoặc trên mạng chỉ để tìm hiểu một vài vấn đề về luật liên quan tới bài học. Bạn sẽ quen với việc ôm những bộ sách Luật dày mà thậm chí là phải mang theo hàng ngày! Và bạn cũng sẽ hình thành thói quen đọc tin tức liên quan tới ngành Luật và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý…
Tuy nhiên bạn cũng đừng nên khiến thói quen học tập của mình trở nên cứng nhắc. Không ai là giống nhau và mỗi người sẽ có phương pháp học tập của riêng mình. Hãy tự xây dựng thói quen hàng ngày để phù hợp với bản thân. Bạn có thể đọc được về cách học Luật ở đâu đó và học theo nhưng đừng nên rập khuôn vào bản thân. Hãy cố gắng phát triển một cách học riêng mà bạn thấy thích thú để nó trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trên con đường học tập và làm việc!
Xem thêm: 7 kỹ năng giúp học Luật hiệu quả
Học cách tạm thời bỏ qua một vài thứ
Ngành Luật đòi hỏi người học có tư duy logic, kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, đồng thời có kỹ năng tìm kiếm các chi tiết dù là nhỏ nhất! Vì vậy, khi xử lý một tình huống, bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm gần như cùng lúc. Tuy nhiên bạn không phải là ng có siêu năng lực để hoàn tất mọi thứ hoàn hảo. Hãy học cách tạm bỏ qua!
Bạn cần rèn luyện cho mình thói quen sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và hoàn thành theo thời gian đã định. Nếu một việc ổn thì sang việc tiếp theo. Nếu không, tạm thời bỏ qua và quay lại vào lúc bạn sẵn sàng!
Những kỹ năng khi học ngành Luật luôn hữu ích trong bất kỳ trường hợp
Là ngành học đề cao sự chính xác, khả năng tư duy, ngành Luật sẽ dạy cho bạn nhiều kỹ năng quý giá như: suy nghĩ logic, nghiêm túc; phương pháp viết luận xúc tích; xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả; đọc hiểu nhớ nhanh; đánh giá rủi ro…
Những kỹ năng này rất hữu ích không chỉ trong học tập và công việc của bạn mà còn trong cả cuộc sống thường ngày. Kể cả khi sau này bạn không còn làm đúng ngành Luật, những kỹ năng này vẫn sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi giải quyết công việc!
Lựa chọn ngành nghề phù hợp là quyết định quan trọng ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn sau này. Vì thế, các bạn học sinh Tốt nghiệp THCS và THPT hãy dành thời gian để suy nghĩ để chọn lựa chọn mình ngành học mà mình thích và đam mê! Đối với các bạn yêu thích ngành Luật, hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những góc nhìn mới về quá trình học tập và đào tạo để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học này!
Có thể bạn quan tâm: Đăng ký Khóa học Trung cấp Luật Chính quy!