Lẩu là món ăn ngon thường xuyên được chọn làm món chính tỏng các bữa tiệc hay chỉ đơn giản là bữa ăn gia đình, bạn bè tụ tập. Nhất là khi gió lạnh về, ngồi quây quần thưởng thức và trò chuyện bên nổi lẩu bốc khói nghi ngút thật tuyệt vời, ấm áp không gì bằng! Nồi Lẩu ngon thì quan trọng nhất là nước dùng rồi mới tới các nguyên liệu khác. Không chỉ các chị em nội trợ mà cả những người muốn học nấu ăn mở quán cũng rất quan tâm đến cách làm nồi lẩu thơm ngon đúng vị! Hãy cùng với Học Món Việt xem để nấu một nồi Lẩu thơm ngon thì cần gì nhé!
Chế biến nước dùng và gia vị khi nấu lẩu
Món Lẩu ngon thì điều quan trọng nhất là nước dùng ngon. Tùy theo các loại lẩu mà nước dùng cũng khác nhau như: Lẩu hải sản thì nước dùng nấu từ đầu, đuôi, xương cá; Lẩu thập cẩm thì nước dùng nấu từ xương lợn, bò, gà… Khi đun nước dùng thì quy tắc chung là cho xương vào đun sôi nhanh, tránh đun âm ỉ sẽ khiến nước bị chua. Khi gần sôi khoảng 90 độ thì hạ bớt lửa để sôi từ từ tới khi sôi hẳn thì đun ở mức lửa nhỏ nhất. Điều này sẽ giúp nước dùng thơm, trong và có vị ngọt tự nhiên!
Gia vị cho nước dùng khi nấu lẩu
Tương tự như nước dùng, mỗi loại lẩu lại cần những gia vị khác nhau để làm dậy lên hương vị đặc trưng! Lẩu thập cẩm cần có gừng, có sả, có nấm hương, có hành khô, có sa tế, có dầu hào. Lẩu hải sản lại cần tạo được vị chua, cay, mặn, ngọt cho nước dùng. Vì thế người nấu lẩu có thể dùng me, dứa, giấm… để tạo vị chua và dùng sa tế, ớt… để nước lẩu có vị cay. Nước lẩu khi đun xong trước khi dùng để nhúng đồ ăn cần được lọc trong, bỏ hết xương.
Nguyên liệu và sơ chế
Bất kỳ món ăn nào muốn ngon thì nguyên liệu cần phải tươi và vệ sinh sạch sẽ. Mỗi loại lẩu cần những loại nguyên liệu khác nhau. Lẩu thập cẩm cần có thịt bò, thịt gà, cà chua, rau ngổ, hành tây, rau mùi, rau thơm… Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn cần riêu cua, bắp bò, sườn sụn, đậu phụ, rau mùng tơi, rua muống… Đồ ăn với lẩu thường được nhúng tái và ăn ngay cho nóng nên các nguyên liệu khi chuẩn bị cần được thái mỏng, bản to. Tuy nhiên đối với cá cần thái dày hơn để tránh miếng cá bị vỡ, nát cũng như với tim, bầu dục…
Gia vị khi ăn lẩu
Mỗi loại nguyên liệu để ăn lẩu lại ăn kèm với những gia vị khác nhau. Chẳng hạn thịt vịt ăn cùng với xì dầu, thịt bò, thịt dê, đậu phụ có thể ăn với tương. Tôm, cá thì có thể chấm tương ớt, sốt mayone. Một số loại gia vị cơ bản như: muối ớt, mắm tỏi ớt có thể dùng cho nhiều loại nguyên liệu ăn lẩu khác nhau.
Mỗi một người ăn lẩu cùng một món nhưng có thể thích chấm gia vị khác nhau. Vì vậy, các quán lẩu cần chuẩn bị hết tất cả các loại nước chấm. Khi khách yêu cầu thì có thể mang ra ngay!
Ăn lẩu đúng cách
Khi ăn lẩu, mọi người thường ngồi xung quanh nồi. Mỗi người có một bộ dụng cụ gồm bát, đũa, thìa riêng. Đồ để nhúng để chung và ai muốn ăn gì thì có thể tự gọi, lấy và nhúng vào nồi lẩu thưởng thức theo ý thích của mình. Đồ uống kèm theo cũng giúp ăn ngon hơn, không bị chán. Chẳng hạn ăn lẩu hải sản có thể uống rượu vang trắng hay uống rượu vang đỏ khi ăn lẩu với các loại thịt.
Lẩu là món ăn phù hợp nhất khi vào mùa lạnh. Chỉ cần một chút gió mùa về, chút se lạnh sẽ khiến bất cứ ai cũng thấy them một nồi lẩu nóng hổi nghi ngút khói. Không chỉ vậy, lẩu là món ăn thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt, những bữa ăn quây quần cũng người thân, bạn bè!
Mùa lạnh về cũng là mùa thích hợp nhất để kinh doanh lẩu nướng. Để có thể mở quán lẩu thành công, nắm các bí quyết riêng cho từng món lẩu hay bổ sung những món lẩu đặc biệt vào menu để tăng sự cạnh tranh, các bạn quan tâm có thể tham khảo Khóa học Lẩu nướng mở quán của Học Món Việt tại đây! Với hơn 50 loại lẩu từ đơn giản tới đặc biệt cũng 30 món nướng, đảm bảo bạn sẽ tìm được điều mình cần để thành công trong mở quán lẩu nướng!