Trên đà phát triển của ngành Du lịch, nghề Đầu bếp ở Việt Nam đang là một trong những nghề khát nhân lực có kỹ năng tay nghề tốt. Ngày càng nhiều các bạn trẻ lựa chọn nghề bếp cho tương lai! Vậy nghề đầu bếp có gì HOT? Cơ hội việc làm như thế nào? Điều kiện làm việc ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Nghề Đầu bếp ở Việt Nam – Bắt đầu từ tình yêu nghề!
Có thể bạn sẽ tự hỏi ngành nghề nào muốn làm tốt và lâu dài mà lại không cần tới tình yêu nghề? Đúng vậy! Tuy nhiên để theo nghề đầu bếp bạn sẽ cần một tình yêu thật sự lớn với nghề hơn những nghề khác! Hầu hết sinh viên học nấu ăn ra trường đều có thể tìm được việc làm ngay. Nhưng không phải ai cũng có thể gắn bó với nghề lâu dài.
Trên con đường trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp có rất nhiều khó khăn, thử thách. Người làm nghề bếp không những cần có sức khỏe tốt, tay nghề vững vàng, kiến thức ẩm thực, sự kiên trì mà còn cần tới tình yêu và niềm đam mê với nghề. Có tình yêu và đam mê, bạn sẽ có động lực để vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tới thành công!
Để tới được đích là một đầu bếp chuyên nghiệp, trong nghề bếp, bạn sẽ phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như: nhặt rau, vệ sinh bếp… rồi tới phụ bếp. Nếu qua đào tạo bài bản, bạn có thể bắt đầu ngay từ vị trí phụ bếp. Qua thời gian, bạn sẽ tiến tới những vị trí cao hơn như tổ trưởng bếp, bếp chính, bếp trưởng và cao nhất là bếp trưởng điều hành. Đây là một quá trình gian nan, không ngắn cũng không dài nhưng đòi hỏi bạn có nghị lực, sự kiên nhẫn và niềm tin vào chính khả năng bản thân! Và nếu không có tình yêu nghề và sự đam mê, bạn khó có thể gắn bó lâu dài!
Điều kiện làm việc của nghề đầu bếp
Nghề đầu bếp có tính chất đặc thù là thường xuyên phải làm thêm: ca đêm, ca gãy, cuối tuần… Đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ, dịp tết, mùa du lịch hay khi có tiệc, hội nghị thì công việc lại càng nhiều và cường độ làm việc cao. Đây là điều hết sức bình thường mà bạn cần biết khi theo nghề này!
Hiện nay, học nấu ăn bạn có thể tới các trường Trung cấp hoặc các trung tâm đào tạo. Các phòng thực hành được trang bị các trang thiết bị, dụng cụ bếp phổ biến như khu bếp tại các nhà hàng để sinh viên học tập và thực hành. Bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tay nghề từ cơ bản nhất để trở thành một đầu bếp giỏi.
Tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, bộ phận bếp lại càng được ưu tiên hàng đầu nhằm hướng tới chất lượng món ăn tốt nhất! Các vật dụng, trang thiết bị đầy đủ và tiện nghi phục vụ cho công việc chế biến và sáng tạo của đầu bếp. Một vài nơi sẽ có các thiết bị chuyên dụng riêng và bạn sẽ được đào tạo để sử dụng chúng.
Cơ hội việc làm của nghề đầu bếp ở Việt Nam
Du lịch tăng trưởng, hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng phát triển mạnh mẽ. Từ đó, nhu cầu nhân lực trong nghề bếp tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng lại chỉ tuyển những người được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và có tay nghề tốt! Nghề đầu bếp ở Việt Nam cũng không yêu cầu học vấn cao, bạn chỉ cần có bằng Trung cấp Nấu ăn là đủ! Do chứng chỉ không có giá trị lâu dài, bạn vẫn nên học một khóa Trung cấp Nấu ăn để có bằng, giúp nhận được sự đãi ngộ tốt hơn về sau.
Học Nấu ăn, làm nghề bếp bạn không chỉ có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn mà còn có thể làm việc tại bộ phận bếp của trường học, câu lạc bộ, bệnh viện… Nếu tiếng anh của bạn tốt, bạn có thể ra nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, khi đã có kinh nghiệm, bạn cũng có thể tự mở quán kinh doanh riêng. Hoặc tham gia giảng dạy tại các trường dạy nấu ăn.
Mức lương của nghề đầu bếp ở Việt Nam cũng khá cao. Phụ bếp có mức lương từ 4-8 triệu/tháng; bếp chính mức lương từ 5-10 triệu/tháng; bếp trưởng mức lương từ 10-30 triệu/tháng. Đó mới là lương cứng, chưa tính tới lương làm tăng ca, ngoài giờ, các chế độ đãi ngộ, các khoản thưởng khi làm việc tốt!
Với cơ hội nghề nghiệp tương lai rộng mở, điều kiện làm việc tốt và thu nhập cao, nghề đầu bếp ở Việt Nam có rất nhiều lợi thế và sức hút lớn với các bạn trẻ đang tìm hiểu nghề nghiệp cho tương lai của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội, hãy nuôi dưỡng niềm đam mê và tình yêu nghề để đạt tới thành công!