Năm 2021 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh dựa trên nhiều phương thức xét tuyển, vậy cách tính điểm xét tuyển vào trường như thế nào?
- Đề cương và câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp THPT
- 13 mốc thời gian thí sinh cần nhớ sau kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021
- Chương trình Học Trung cấp Chính quy cho học sinh đã học hết lớp 12 với thời gian đào tạo 1,5 năm cùng 9 ngành đào tạo đa dạng!
Theo thông tin ban biên tập trang kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phân bổ 50-60% tổng chỉ tiêu xét tuyển vào trường (dự kiến là 7420 chỉ tiêu) sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm của Bài Kiểm tra tư duy cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, từ 30-40% tổng chỉ tiêu của năm nay. Do đặc thù, một số ngành/chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng các tổ hợp xét tuyển có hoặc không có môn chính.
Cách tính điểm xét tuyển đối với phương thức xét tuyển qua bài kiểm tra tư duy
Xét tuyển qua bài Kiểm tra tư duy là một trong những phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả của Bài Kiểm tra tư duy sử dụng một trong các tổ hợp BK1 (Toán-Đọc hiểu-Lý, Hóa), BK2 (Toán-Đọc hiểu-Hóa, Sinh), BK3 (Toán-Đọc hiểu, Tiếng Anh), tổng điểm được tính theo thang điểm 30.
Cách tính điểm xét tuyển theo phương thức này như sau:
Điểm xét tuyển* = [(Phần Toán + Phần Đọc hiểu + Phần Tự chọn)] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Trong đó:
- Phần Toán (90 phút – gồm 2 bài tự luận và 25 câu trắc nghiệm): 15 điểm
- Phần Đọc hiểu (30 phút – gồm 03 bài đọc): 05 điểm
- Phần Tự chọn (60 phút, trong đó: Tự chọn Lý – Hóa hoặc Hóa – Sinh mỗi môn 15 câu trắc nghiệm, Tự chọn Tiếng Anh gồm 50 – 60 câu trắc nghiệm): 10 điểm.
Cách tính điểm xét tuyển đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển không có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển* = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3)] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Ví dụ, thí sinh tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, sử dụng tổ hợp A00 xét tuyển vào ngành Kế toán, Mã xét tuyển EM4, có kết quả thi là: Môn Toán: 9 điểm, Môn Lý: 9.5 điểm, Môn Hóa: 6.25 điểm, không có điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng, thì tổng điểm xét tuyển là:
9 + 9.5 + 6.25 = 24.75 điểm
Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển* = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Ví dụ, thí sinh tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, sử dụng tổ hợp A00 xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Vật liệu, Mã xét tuyển MS1, Môn Toán là môn chính, có kết quả thi là: Môn Toán: 8.75 điểm, Môn Lý: 9 điểm, Môn Hóa: 9 điểm, điểm ưu tiên là 0.25, thì tổng điểm xét tuyển là:
{8.75 x 2 + 9 + 9) x ¾} + 0.25 = 26.88
Điểm xét tuyển theo mỗi phương thức xét tuyển đều làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.
Năm nay không có ngành/chương trình đào tạo nào của ĐHBK Hà Nội sử dụng đến tiêu chí phụ để xét tuyển.
Thí sinh có thể xét tuyển bằng cả kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Bài Kiểm tra tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức và đăng ký chung vào Phiếu đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành. Thí sinh đăng ký sơ tuyển và dự thi Bài Kiểm tra tư duy trên hệ thống tuyển sinh của ĐHBK Hà Nội tại địa chỉ https://dangkytuyensinh.hust.edu.vn/.
Thời hạn đăng ký sơ tuyển tham gia Bài Kiểm tra tư duy là hết ngày 18/5/2021. Bài Kiểm tra tư duy dự kiến diễn ra vào ngày 15/7/2021, sau Kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
Tổng hợp từ nhiều nguồn