Đâu là lý do khiến học sinh chọn sai ngành?

Một mùa thi nữa đang đến. Thời điểm hiện tại, có lẽ các bạn học sinh đang dành phần lớn thời gian để học tập và ôn luyện kiến thức chuẩn bị cho những bài thi quan trọng trong vài tháng tới. Tuy nhiên, kết thúc thời gian học văn hóa phổ thông, có một vấn đề cũng cần thiết không kém khiến nhiều bạn học sinh lo lắng đó là: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH NGHỀ PHÙ HỢP VỚI MÌNH?

Lựa chọn nghề nghiệp luôn là một vấn đề nóng khiến các bạn học sinh và phụ huynh đau đầu suy nghĩ trước mỗi kỳ tuyển sinh. Đây là một quyết định liên quan tới tương lai vì vậy cần tìm hiểu và lựa chọn cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn mắc sai lầm và vội vàng trong việc chọn ngành, chọn nghề và chọn trường. Kết quả là, không ít trường hợp sinh viên mất đi động lực khi đi học Đại học sau thời gian ngắn. Dẫn tới kết quả học tập kém hoặc bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng tới tương lai, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Đâu là những lý do khiến học sinh chọn sai ngành?

  1. Chọn ngành theo phong trào mà không hiểu rõ ngành đó như thế nào
  2. Chọn ngành theo nguyện vọng của bố mẹ hay theo sự rủ rê của bạn bè
  3. Chọn ngành mà không xác định được sở thích, khả năng của bản thân
  4. Chọn ngành bất kỳ vì quá thích một trường nào đó

Đây là những lý do phổ biến nhất khiến các bạn học sinh chọn sai ngành! Trước ngưỡng cửa bước vào con đường học nghề cho tương lai, ít nhiều các bạn học sinh và các bậc phụ huynh đều tìm hiểu để chọn được ngành học tốt. Các bậc phụ huynh cũng có định hướng cho con mình và muốn con học theo ngành mình đã chọn. Chúng ta có thể nghe hoặc đọc thấy các thông tin về một nghề nào đó có thu nhập cao, một nghề “đang rất HOT hiện nay”, một nghề đang thiếu nhân lực…

Tuy vậy, các bạn học sinh và các bậc phụ huynh không nên tìm hiểu và chọn nghề qua loa. Hãy nhớ rằng học nghề ở Đại học mất ít nhất là 4 năm. Trong quãng thời gian 4 năm đó nhiều thứ sẽ thay đổi. Ngành ở thời điểm hiện tại có thể đang HOT nhưng 4 năm sau có thể đã khác rất nhiều. Trong 4 năm, số lượng sinh viên ra trường là rất lớn có thể khiến ngành đó thừa nhân lực!

Bên cạnh đó, lựa chọn ngành nghề trong khi bản thân không xác định được sở thích, đam mê và khả năng của bản thân cũng sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt. Không có sự thích thú, các bạn học sinh sẽ nhanh chóng mất đi động lực học tập nghề nghiệp sau một thời gian ngắn. Nhất là khi học Đại học hiện nay thời gian học các môn chung phần lớn là lý thuyết rất nhanh gây nhàm chán cho sinh viên. Mất đi động lực, các bạn học sinh sẽ chán học, làm ảnh hướng xấu tới kết quả học tập và cả tương lai sau này!

đâu là lý do khiến học sinh chọn sai ngành ảnh 1 học trung cấp công nghệ và quản trị Đông Đô
Chọn sai ngành có thể khiến các bạn học sinh nhanh chán nản và ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập trước mắt và tương lai sau này!

Làm thế nào để chọn ngành nghề phù hợp với bản thân?

1/ Hiểu rõ sở thích, đam mê cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Đây là điều quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học và nghề nghiệp cho bản thân. Các bạn học sinh cần phải hiểu chính mình, xác định rõ sở thích của mình là gì, mình mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào. Khi biết được điểm mạnh và điểm yếu, bạn sẽ phần nào xác định được ngành nghề có thuận lợi cho việc học tập và làm việc sau này hay không. Quan trọng hơn, khi bạn yêu thích, có đam mê với ngành nghề mình chọn, bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn và thử thách trên con đường học tập và làm việc sau này!

2/ Tìm hiểu kỹ càng các ngành nghề bạn có thể lựa chọn

Bên cạnh việc xác định sở thích của mình, bạn cần tìm hiểu chi tiết về ngành nghề mình định theo học. Thứ nhất, hãy tìm hiểu xem cơ hội việc làm của ngành nghề đó ra sao, ít nhất là trong 5 tới 10 năm tiếp theo. Vì thời gian học của bạn đã là 4 năm rồi! Thứ 2, ngành nghề đó sau khi Tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí công việc gì? Ví dụ ngành CNTT có rất nhiều công việc có thể làm như: lập trình viên, thiết kế web, thiết kế đồ họa… Tiếp theo hãy tìm hiểu về mức lương, thưởng, thời gian làm việc (có phải làm ngoài giờ không, làm văn phòng hay phải đi công tác nhiều…), cơ hội thăng tiến, nhà tuyển dụng yêu cầu gì ở ứng viên? Cuối cùng, bạn cầm xem ngành nghề đó bạn sẽ được học những môn gì, chương trình học như thế nào? Nắm được những điều này, bạn đã có một hiểu biết khá rõ ràng về nghề nghiệp đó. Từ đó giúp bạn lựa chọn ngành nghề tốt hơn!

3/ Chọn nghề hợp với tính cách

Tính cách con người không dễ thay đổi. Vì vậy, tính cách cũng ảnh hưởng phần nào tới việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân. Chẳng hạn, nếu là người năng động, hoạt bát, bạn sẽ khó thích nghi với những công việc văn phòng bình thường, những công việc có tính thường nhật… Nếu bạn là người sáng tạo, hãy thử tìm hiểu những ngành như marketing, thiết kế đồ họa…

đâu là lý do khiến học sinh chọn sai ngành ảnh 2 học trung cấp công nghệ và quản trị Đông Đô
Chọn đúng ngành nghề mình yêu thích, bạn sẽ có động lực để vượt qua mọi khó khăn và thử thách trên con đường học nghề!

=> Xem thêm: 7 bước chọn ngành nghề phù hợp với bản thân!

Những lưu ý khi chọn ngành

  1. Chọn ngành trước – Chọn trường sau
  2. Cố gắng chọn ngành cụ thể nhất, đừng chọn chung chung
  3. Tìm hiểu kỹ tính chất của ngành nghề
  4. Chọn trường có thế mạnh về đào tạo ngành đó

Trong những năm trở lại đây, bằng cấp đã không còn là yếu tố quyết định khi xin việc. Các nhà tuyển dụng đề cao ứng viên có kỹ năng tay nghề tốt, có thể làm việc ngay mà không chú trọng tới bằng họ có. Đây là điều hiển nhiên khi hội nhập, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao vì thế nhân viên có tay nghề càng cao càng được trọng dụng!

Đây là lý do mà các bạn học sinh phải chọn ngành trước, phải chọn ngành cụ thể, phù hợp với sở thích, đam mê của mình! Chọn ngành xong mới chọn trường có thế mạnh để học! Và Đại học không phải con đường duy nhất dẫn tới thành công! Không ít các bạn trẻ lựa chọn học Trung cấp vì những lợi thế mà hệ đào tạo này mang lại!

Nhưng học Trung cấp có bằng cấp 3 không? Vẫn có nhờ chương trình mới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong nhiều năm nay. Chương trình nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía học sinh và phụ huynh!

Bên cạnh đó, các bạn học sinh Tốt nghiệp THCS còn có thể lựa chọn học Trung cấp để có cơ hội có bằng Tốt nghiệp THPT dễ dàng hơn! Vừa học ngành học mình thích, vừa học THPT trong 3 năm! Xem thêm chương trình học Trung cấp có bằng THPT Quốc gia tại đây!

Học nghề cho tương lai là một con đường hoàn toàn khác biệt so với học văn hóa phổ thông. Đây là con đường mà các bạn học sinh phải nỗ lực hết mình trau dồi kiến thức, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp để có tương lai với nhiều cơ hội tốt! Vì vậy, hãy lựa chọn ngành nghề cẩn thận, phù hợp với sở thích và niềm đam mê của bản thân!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *